1. Cần phải làm ǵ để chuẩn bị trước khi thực hiện các xét nghiệm dị ứng?
Trước khi thực hiện xét nghiệm dị ứng bằng phương pháp lẩy da hoặc xét nghiệm máu, có một số vấn đề cần lưu ư và chuẩn bị để xét nghiệm được thực hiện đúng quy tŕnh và cho kết quả chính xác:
- Các thuốc kháng histamine: đối với những người (người lớn hoặc trẻ em) đang sử dụng các thuốc kháng histamine, cần phải dừng thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm lẩy da bởi v́ thuốc có tác dụng ức chế các phản ứng dị ứng dẫn đến sẽ ảnh hưởng đến kích thích của xét nghiệm trên da và làm sai lệch kết quả. Dừng như thế nào là hợp lư? Tùy tác dụng của thuốc, nếu thuốc là dạng “short-acting” – tác dụng nhanh th́ cần dừng trước khi thực hiện xét nghiệm 48 giờ để đảm bảo lượng thuốc không c̣n lưu trong cơ thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Đối với thuốc là dạng “long-acting” – tác dụng chậm th́ cần dừng thuốc trước 5 ngày. Về việc xác định thuốc là dạng nào cần thông báo cho bác sĩ về t́nh trạng sử dụng thuốc để bác sĩ đưa ra các tư vấn cần thiết.
Tuy nhiên, đối với các xét nghiệm máu, việc dừng thuốc là không cần thiết v́ thuốc không làm ảnh hưởng đến nồng độ IgE trong cơ thể gây ra do các tác nhân dị ứng – điều mà xét nghiệm máu sẽ đo được trong cơ thể người bệnh.
Lưu ư: một vài dạng thuốc ho sẽ có chứa thành phần antihistamine cho nên nếu người bệnh đang sử dụng thuốc ho cũng nên lưu ư với bác sĩ để có thể dừng thuốc trước 48h trước khi làm xét nghiệm lẩy da.
- Các thuốc kháng viêm steroid (đường uống, đường mũi hoặc hít): không cần dừng thuốc trước khi làm các xét nghiệm.
- Một số thuốc Anti – leukotriene không cần dừng trước khi làm xét nghiệm.
2. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có được làm xét nghiệm dị ứng hay không?
ĐƯỢC. Dị ứng thức ăn có thể được phát hiện trên trẻ nhỏ từ 0-6 tháng. Do đó không có bất ḱ giới hạn tuổi nào cho việc phát hiện các dị nguyên thực phẩm, chỉ cần trẻ có triệu chứng với dị ứng th́ các xét nghiệm đều có thể có ích cho việc điều trị. Tuy nhiên, v́ là trẻ em cho nên sẽ có những giới hạn đối với các xét nghiệm được thực hiện và đương nhiên, sẽ phải dưới sự tư vấn và theo dơi của bác sĩ.
3. Xét nghiệm dị ứng có đau không?
Xét nghiệm lẩy da không gây đau đớn. Tuy nhiên, đối với trẻ em sẽ gây ra một chút khó chịu v́ phải ngồi yên trong suốt quá tŕnh thực hiện, v́ vậy, cha mẹ hoặc nhân viên y tế nên chuẩn bị tâm lư trước cho trẻ để việc thực hiện được suôn sẻ và nhanh chóng.
Các xét nghiệm dị ứng đều an toàn và sẽ không gây ra các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.
Xét nghiệm máu cũng không gây đau đớn và hoàn toàn an toàn, tùy theo yêu cầu, hoàn cảnh và bệnh sử bệnh nhân, xét nghiệm phù hợp sẽ được khuyến cáo bởi các bác sĩ.
4. Cách đọc kết quả xét nghiệm dị ứng?
Khi các xét nghiệm dị ứng được thực hiện, kết quả sẽ giúp thu hẹp lại hoặc loại trừ các nguyên nhân có thể dẫn đến các triệu chứng xảy ra. Hiện tại có 3 loại xét nghiệm có thể được thực hiện: lẩy da, test máu và test kích thích; tuy nhiên test kích thích vẫn chưa được thực hiện tại Việt Nam. Và điều quan trọng hơn cả đó là tiền sử cũng như triệu chứng của bệnh nhân cần phải được thu thập và phân tích bở bác sĩ trước khi quyết định sử dụng phương án xét nghiệm nào. Bởi v́, việc xét nghiệm nào được thực hiện sẽ phụ thuộc nhiều vào t́nh trạng của bệnh nhân để việc chẩn đoán được phù hợp và chính xác.
Đối với, test lẩy da hay test máu đều là các phương pháp giúp phát hiện kháng thể lớp IgE được sản sinh trong cơ thể bệnh nhân dị ứng. Xét nghiệm máu đo lường trực tiếp nồng độ IgE trong máu. C̣n 1 kết quả dương tính với test lẩy da sẽ phát hiện gián tiếp sự có mặt của kháng thể này trong máu. Cả 2 phương pháp bổ trợ cho nhau và thường sẽ được sử dụng đồng thời để chẩn đoán kết quả dị ứng nhưng tùy trường hợp lẩy da sẽ phù hợp hơn test máu và ngược lại.
=>> V̀ VẬY, DIỄN GIẢI KẾT QUẢ DỊ ỨNG NÊN VÀ PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI BÁC SĨ HOẶC NGƯỜI CÓ CHUYÊN MÔN.
5. Loại dị ứng nguyên nào có thể xét nghiệm được?
Không có giới hạn số lượng các dị nguyên trong xét nghiệm dị ứng. Đa phần sẽ chia thành các nhóm như: dị nguyên thực phẩm, dị nguyên đường hô hấp, dị nguyên thuốc.
6. Loại xét nghiệm dị ứng nào tốt nhất? Test da hay test máu?
Cả hai xét nghiệm sẽ bổ trợ hữu ích cho nhau trong việc chẩn đoán kết quả. Tùy từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể mà việc sử dụng test nào sẽ được chỉ định.
Ví dụ: trường hợp bệnh nhân có triệu chứng mẩn đỏ trên da th́ việc xét nghiệm lẩy da sẽ gặp nhiều khó khăn và không chính xác cho chẩn đoán, trong trường hợp này test máu sẽ phù hợp hơn.
Hoặc bệnh nhân đang phải sử dụng antihistamine, xét nghiệm máu sẽ phù hợp hơn v́ không bị ảnh hưởng bởi antihistamine trong khi xét nghiệm lẩy da sẽ không cho phản ứng.
Ngược lại, sẽ có trường hợp bệnh nhân có nồng độ IgE trong cơ thể cao dẫn đến kết quả xét nghiệm máu sẽ “dương tính giả” đặc biệt đối với các dị nguyên thực vật như bột ḿ hoặc đậu nành. Hoặc test lẩy da sẽ cho phép phát hiện phản ứng khác nhau giữa các dị nguyên đă nấu chín và dị nguyên tươi sống.
=>> DO ĐÓ, THƯỜNG CÁC XÉT NGHIỆM SẼ TƯƠNG HỖ LẪN NHAU VÀ GIÚP BÁC SĨ T̀M RA LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ PHÙ HỢP CHO TỪNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ.
7. Xét nghiệm dị ứng ở đâu?
Những nơi làm xét nghiệm dị ứng uy tín và có bác sĩ có chuyên môn tư vấn:
- Hà Nội:
Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội
Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
Bệnh viện Da Liễu Hà Nội
Bệnh viện Vinmec Times City
- TP.HCM:
Bệnh viện Da Liễu TP HCM
Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM
Trung tâm Dịch vụ Di truyền Vincibio
- Miền Tây:
Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Bệnh viện Đa Khoa Tư Nhân Thanh Vũ Bạc Liêu
Bệnh viện Đa Khoa Tư Nhân Thanh Vũ Cà Mau